Bài viết này sẽ hướng dẫn thực hiện việc đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ cho các doanh nghiệp phát sinh ngoại tệ. Ngoài ra còn hướng dẫn cách đánh giá tỷ giá tự động bằng phần mềm. Mời quý bạn cùng đón đọc để nắm được nhiều thông tin bổ ích.
Thông tin về chênh lệch tỷ giá hối đoái
Định nghĩa chênh lệch tỷ giá hối đoái
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi doanh nghiệp quy đổi 1 lượng tiền tệ cùng đơn vị sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch này sẽ phát sinh khi:
- Việc trao đổi, mua bán và thanh toán các nghiệp vụ tài chính phát sinh ngoại tệ.
- Tại thời điểm lập báo cáo tài chính, bạn tiến hành đánh giá lại các hạng mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
- Khi bạn tiến hành chuyển đổi các báo cáo tài chính lập dựa trên đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam.
Phân loại các loại tỷ giá hối đoái trong kế toán
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có phát sinh ra đồng ngoại tệ thì phải lập ra các báo cáo tài chính và ghi sổ kế toán theo 1 đơn vị tiền thống nhất sử dụng trong kế toán hoặc Việt Nam Đồng. Việc quy đổi này căn cứ vào: Tỷ giá ghi sổ kế toán và tỷ giá giao dịch thực tế.
Vai trò to lớn của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế nước nhà
Có 2 vai trò quan trọng của tỷ giá hối đoái với nền kinh tế
- Tỷ giá là công cụ tối ưu giúp so sánh giá trị ngoại tệ và nội tệ, năng suất lao động trong nước với quốc tế, giá cả hàng hóa trong nước và quốc tế,… Từ đó giúp tính toán hiệu quả các hoạt động liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài và đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại Nhà Nước.
- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất – nhập khẩu: Trường hợp, đồng nội tệ mất giá thì sức cạnh tranh hàng hóa của nước đó trên thị trường quốc tế sẽ cao hơn.
Hướng dẫn cách đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ một cách chính xác nhất
Quy định chung để đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
Kế toán thực hiện đánh giá lại các hạng mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái dựa trên thực tế giao dịch ngay tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Cách đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ dựa trên phần mềm
Đối với tài khoản tiền
Sau khi nhập số liệu chi tiết về tài khoản tiền, bạn sẽ xem được số dư tài khoản tiền. Dưới đây là bảng ví dụ minh họa kết quả trên sổ chi tiết tài khoản sau khi nhập liệu:
Dựa vào số liệu trên, ta có thể xác định được số dư tài khoản như sau:
Tỷ giá có giá trị là 23.457/USD vào tại thời điểm đánh giá chênh lệch tỷ giá. Ta quy ra được Việt Nam Đồng là 23.457*77.108=1.808.722.356 với tồn quỹ USD là 77.108 đ/USD.
Ta nhận thấy VNĐ sau khi quy đổi > số dư VNĐ tại quỹ: 1.808.722.356 – 1.794.454.192 = 14.268.164
Sau khi đã xác định được con số chênh lệch, ta tiến hành hạch toán trên TK 413. Xác định được: Nợ TK 1122 là 14.268.164; Có TK 413: 14.268.164.
Đối với tài khoản công nợ
Bạn có thể đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ tự động trên giao diện của phần mềm 3tsoft đối với tài khoản công nợ.
Tiến hành nhập thông tin về tỷ giá thời điểm đánh lại, ngày đánh lại tỷ giá, tài khoản đánh lại tỷ giá ở tại TK 131 sau đó ấn “tính”. Thu được kết với như hình bên dưới.
Những lưu ý khi đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ trong doanh nghiệp
Dựa trên thông tư 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính về việc xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá cuối kỳ của doanh nghiệp thì có 2 điều lưu ý như sau:
- Thứ nhất: Vào cuối kỳ kế toán ( quý/bán niên/năm), doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư tiền gửi, tiền mặt, các khoản nợ phải thu,.. có gốc ngoại tệ sang Việt Nam Đồng. Khoản chênh lệch tỷ giá cuối kỳ được hạch toán vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Thứ hai: Doanh nghiệp không được phép trả cổ tức trên lãi suất do chênh lệch tỷ giá hoặc chia lợi nhuận do đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái có gốc ngoại tệ.
Qua bài viết, hy vọng đã giúp bạn biết cách đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ một cách chính xác. Bên cạnh đó, hiểu hơn về tỷ giá giúp các doanh nghiệp kiểm soát lãi suất của hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa tốt hơn. Nếu có thêm bất kỳ thông tin hữu ích nào về chênh lệch tỷ giá, bạn vui lòng để lại bình luận nhé!